You are here
Home > Kiến thức >

So sánh loa Active và Passive- chọn loa Active hay Passive?

So sánh loa Active và Passive
Spread the love

So sánh loa Active và Passive- chọn loa Active hay Passive?

Loa Active và Passive là 2 dòng sản phẩm phổ biến hiện nay, mỗi loại sẽ có những công dụng, cũng như ưu nhược điểm riêng. Âm thanh AHK sẽ giúp bạn so sánh loa Active và Passive để đưa ra lựa chọn đúng với nhu cầu của bạn nhé!

So sánh loa Active và Passive cao cấp

1. Tìm hiểu về loa active

Loa active là gì?

Loa active cao cấp

  • Loa active hay còn được gọi là loa liền công suất. Đây là dòng loa được tích hợp thêm amply (công suất) bên trong loa, thường có nút mở nguồn sở hữu đèn báo hiệu và nút tăng giảm âm lượng tích hợp ngay trên loa.
  • Chính vì thế trong quá trình sử dụng người dùng không cần sử dụng đến các thiết bị như cục đẩy công suất, amply điều này giúp cho hệ thống âm thanh đơn giản, dễ dàng sử dụng hơn.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

  • Dòng loa active được tích hợp một công suất khuếch đại nhất định được lắp sẵn trong thùng loa.
  • Để có thể nhận biết được dòng loa active bạn chỉ cần xem loa của bạn có nút nguồn đèn báo hiệu và chúng có nút âm lượng hay không, nếu có thì loa của bạn thuộc dòng loa active.
  • Đối với một số hãng sản xuất khác thì họ sẽ lắp thêm 3 nút tone dùng để chỉnh một tần số thường ngày.

Chức năng

  • Dòng loa active cho phép bạn thưởng thức âm thanh chất lượng mà không cần hệ thống bộ dàn âm thanh hoàn chỉnh. Nhờ đó bạn có thể nghe ngay 1 bản nhạc mà bạn yêu thích bất cứ lúc nào, bằng cách cắm dây nguồn, khởi động loa và thực hiện kết nối 2 đầu jack cho loa active và thiết bị nguồn phát.
  • Bên cạnh đó, dòng loa active có thể dùng tốt cho phòng karaoke gia đình, kinh doanh chuyên nghiệp, phòng trà hoặc các không gian sân khấu, hội trường, sự kiện,…

2. Tìm hiểu về loa passive

Loa passive là gì?

Loa passive là gì?

  • Loa passive hay còn được gọi là loa thường. Ngược lại với loa active, dòng loa này không được tích hợp sẵn công suất trong loa, phía sau được trang bị thêm các cổng kết nối jack nhằm liên kết dễ dàng với các thiết bị khác để tạo nên một dàn âm thanh hoàn hảo.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

  • Loa passive là dòng loa không bao gồm sẵn công suất, chúng chỉ được nhà sản xuất thiết kế với hệ thống loa Bass và loa Treble và không được khuếch đại. Do đó, nó khác với dòng loa active là khi hoạt động, nó cần phải có amply rời để kéo và phát âm thanh khi chơi nhạc hay biểu diễn.

Chức năng

  • Loa passive giúp cho người điều khiển có thể vận hành dễ dàng và quản lý được tất cả hệ thống tại một khu vực được thiết lập sẵn, qua đó sẽ dễ bảo quản thiết bị và phát hiện nhanh chóng các sự cố có thể xảy ra khi vận hành hệ thống.
  • Thêm vào đó, các loại loa passive có khả năng hoạt động tốt đối với không gian gia đình, không gian kín.

2. Đánh giá ưu, nhược điểm loa Active và Passive

Loa Active

Ưu điểm:

  • Thiết kế hiện đại, nhỏ gọn, dễ sử dụng. Không cần nhiều thiết bị đi kèm khác mà chỉ cần nối một đường line tín hiệu đến vang số hoặc bàn mixer. Chính vì thế đối với những người không có nhiều khả năng căn chỉnh thiết bị cũng có thể sử dụng được.
  • Không cần mất thời gian lựa chọn bộ khuếch đại âm thanh phù hợp với dàn âm thanh
  • Hạn chế được việc kết nối dây dẫn hay jack cắm chằng chịt trong dàn âm thanh

Nhược điểm:

  • Được thiết kế mạch điện tử vì thế khi sửa chữa gặp nhiều vấn đề khó khăn
  • Linh kiện thay thế khó tìm, đắt đỏ

Loa Active

Loa Passive

Ưu điểm:

  • Đáp ứng được trong rất nhiều hệ thống loa công suất lớn như loa hội trường, loa sân khấu, loa đám cưới với cường độ hoạt động cao, mạnh mẽ.
  • Có thể hoạt động hiệu quả trong hệ thống âm thanh đã setup sẵn, vì thế khi có vấn đề trong hệ thống âm thanh cũng có thể dễ dàng phát hiện và điều chỉnh kịp thời.

Nhược điểm:

  • Cần tìm hiểu kỹ về các thông số kỹ thuật của từng thiết bị trong hệ thống âm thanh để có thể đưa ra những lựa chọn thiết bị chính xác nhất.
  • Quá trình thực hiện việc lắp đặt, căn chỉnh thiết bị phức tạp hơn. Đòi hỏi người thực hiện có đầy đủ kiến thức chuyên môn mới có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng.

3. Cách kết nối loa Passive và loa Active

Hướng dẫn kết nối loa Active

Hệ thống âm thanh sử dụng loa active

  • Với hệ thống âm thanh sử dụng loa Active, 1 trong 2 loa sẽ có cổng cắm để kết nối đến nguồn phát (đầu CD, PC, smartphone, turntable…) bằng cable RCA/digital. Hai loa sẽ kết nối với nhau bằng cable loa, và amplifier của loa thường được đặt cùng bên với panel chân cắm.
  • Tuy nhiên cũng có các loại loa Active mà 1 trong 2 loa sẽ có cổng cắm để kết nối đến nguồn phát (đầu CD, PC, smartphone, turntable…) bằng cable RCA/digital. Hai loa sẽ kết nối với nhau qua các kết nối như RCA, XLR, chứ không sử dụng dây loa. Đây là do 2 bên loa có mạch amplifier riêng biệt.

Hướng dẫn kết nối loa Passive

Hệ thống âm thanh sử dụng loa passive

  • Trong 1 hệ thống âm thanh sử dụng loa passive, chúng ta sẽ kết nối loa đến amplifier/receiver bằng cable loa, sau đó tiếp tục cắm amplifier/receiver vào nguồn phát (đầu CD, PC, smartphone, turntable…) bằng cable RCA/digital.

4. Nên mua loa active hay loa passive

So sánh loa Active và Passive chính hãng

  • Sử dụng loa active hay passive phụ thuộc lớn vào như cầu sử dụng của khách hàng. Hãy lấy ví dụ là bạn muốn một hệ thống âm thanh đơn giản và với không gian phòng không quá rộng rãi thì 1 chiếc loa active sẽ là sự lựa chọn rất hợp lý.
  • Còn nếu bạn có nhu cầu sử dụng công suất lớn để phục vụ cho dàn âm thanh sự kiện, hội trường, bar, pub, lounge, karaoke thì loa passive là sự lựa chọn không thể thay thế.

Tham khảo thêm:

Có nên sử dụng loa liền công suất cho dàn karaoke?

Bạn biết gì về mixer liền công suất? Top 5+ bàn mixer liền công suất hot nhất

Cách lắp đặt đèn Led sân khấu chuyên nghiệp và hiệu quả

Trả lời

zalo
call0888 276 488
Top