4 Cơ sở để thiết kế hệ thống âm thanh hội trường
Thiết kế hệ thống âm thanh hội trường là công việc tạo ra một hệ thống các thiết bị đồng bộ với nhau về kỹ thuật, chất lượng về âm thanh phát ra. Để làm được điều đó, những nhà chuyên môn cần phải dựa trên rất nhiều tố như: Kiến trúc công trình, chức năng nhiệm vụ của thiết bị, chi phí đầu tư, sự am hiểu của đơn vị phân phối…
Trên thực tế, không nhiều đơn vị có thể làm điều này tốt. Là một đơn vị chuyên nghiệp và có kinh nghiệm, chúng tôi xin chia sẻ điều đó với các bạn.
1, Căn cứ vào kiến trúc công trình để thiết kế âm thanh hội trường.
1.1, Căn cứ bản vẽ kiến trúc công trình.
Chúng ta có thể biết rất nhiều từ bản vẽ công trình như:
- Diện tích, không gian của công trình.
- Kết cấu của công trình. Ví dụ khi treo loa bạn cần chú ý điều này.
- Các hạng mục liên quan đến âm thanh như: Trần, rèm, thảm, nội thất, sân khấu.
Với việc nắm bắt được những điều này, các nhà tư vấn âm thanh đã cơ bản hình dung được họ cần bố trí những thiết bị gì rồi.
1.2, Căn cứ thực tế kiến trúc và nội thất hội trường.
Đôi khi thực tế có sự khác nhau nhất định với bản vẽ. Vì vậy, trong quá trình thiết kế chúng ta cần khảo sát thực tế mặt bằng để có những đánh giá sát thực nhất.
- Căn cứ vào các số liệu khảo sát, đo đạc tại hiện trường, các qui chuẩn kỹ thuật và các định mức liên quan.
- Căn cứ các thiết bị và đồ vật sẵn có như: Bàn ghế, cửa, rèm, kính… Những vật liệu này được.
2, Căn cứ vào yêu cầu chủ đầu tư về chức năng của thiết bị âm thanh hội trường.
2.1, Yêu cầu về mục đích sử dụng thiết bị của chủ đầu tư.
Các câu hỏi người mua cần phải trả lời đó là:
- Hệ thống thiết bị âm thanh dùng để họp ?
- Hệ thống thiết bị dùng để biểu diễn diễn chuyên nghiêp?
- Hệ thống dùng để cả họp và biểu diễn (hội trường đa năng).
- Họ cần bao nhiêu micro khi sử dụng?
- Họ có yêu thích một thương hiệu loa nào không như: JBL, Yamaha, OBT…
2.2, Yêu cầu về mức chi phí đầu tư để thiết kế hệ thống âm thanh hội trường
Khi trả lời được những câu hỏi mục trên cũng là lúc bạn cần nêu ra mức đầu tư của mình. Các thiết bị âm thanh có rất nhiều loại:
- Nếu bạn sử dụng sản Việt Nam sẽ rẻ hơn hàng nhập khẩu
- Nếu bạn sử dụng hàng có thương hiệu hơn sẽ đắt hơn hàng kém thương hiệu.
- Trong một thương hiệu cũng có những series sản phẩm cao cấp và thấp cấp, hay thấp công suất hơn.
Khi đưa ra được chi phí đầu tư, những người có chuyên môn sẽ giúp bạn lên một số cấu hình cho bạn lựa chọn.
Nếu bạn không biết kinh phí là bao nhiêu. Bạn hãy nói các đại lý âm thanh đưa ra nhiều cấu hình để lựa chọn.
3, Căn cứ các tiêu chuẩn tham chiếu để thiết kế thanh hội trường chuyên nghiệp.
3.1, Các tiêu chuẩn tham chiếu khoa học
Có các căn cứ sau:
- TCXD Mức ồn cho phép trong công trình công cộng.
- TCVN Studio âm thanh. Yêu cầu kỹ thuật về âm thanh kiến trúc.
- Các tiêu chuẩn quốc tế: chuẩn IEC 60849,IEC 268-3, DIN VDE 0800, DIN 33404, EN 60065…
- ISO 9001:2015
3.2, Lưu ý có tính chất định lượng khi thiết kế cấu hình âm thanh
– Số người thường xuyên có mặt trong cùng một căn phòng: Hội trường sẽ có số người thường ở khác nhau, do đó cũng ảnh hưởng đến cách chọn công suất loa khác nhau. Theo lý thuyết âm thanh trong phòng họp tiêu chuẩn là 3.5W/ 1 người , phòng hội trường là 12w/1 người . Khi chọn công suất loa theo diện tích phòng bạn phải cân đối làm sao công suất đó phải lớn hơn 3.5W nhân với số lượng người trong phòng để chừa yếu tố trừ hao hoặc trung bình mỗi người hơn 12w với loa hội trường
– Độ hở của phòng: Bạn nên xác định xem phòng âm thanh của bạn tầm khoảng bao nhiêu m2, (trong đó bạn phải công thêm nếu là phòng hở ít thì công thêm từ 5 – 10m2, phòng mà hở nhiều thì cộng thêm 30 – 35m2) như thế mới đảm bảo âm thanh của bạn có thể lan tỏa rộng khắp căn phòng.
– Độ hút âm của phòng: Nếu căn phòng của bạn có nhiều thiết bị đồ đạc thì cần công suất loa lớn hơn, bởi lẽ âm thanh mà chúng ta nghe được là tổng hợp của những âm thanh được phát ra từ loa và các âm phản xạ khác, tạo cho chúng ta những cảm giác khó nghe hơn so với phòng nhỏ, ít đồ. Như thế âm thanh dàn âm thanh của bạn mới có thể đảm bảo lan tỏa rộng khắp căn phòng. Phòng nhiều vải thì phải cộng thêm công suất cho loa nhé.
4, Căn cứ vào đặc tính kỹ phù hợp của các thiết bị âm thanh hội trường.
4.1, Các yếu tố kỹ thuật mà thiết bị hội trường cần đảm bảo.
Với căn cứ, hệ thống phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố:
- Hệ thống âm thanh hội trường và hội họp có công suất đủ lớn với diện tích phòng và số lượng người tối đa có trong hội trường nghe âm thanh.
- Hệ thống âm thanh có đủ các dải tần . Dải tần số thấp mạnh mẽ không bị méo tiếng , dải tần số trung trong trẻo, dải tần số cao không bị chói tai.
- Hệ thống âm thanh có đủ loa cho thính giả, loa cho người biểu diễn, loa hội nghị khác với loa biểu biến.
- Loa dành cho hội nghị phải dàn đều để đạt tiệm cận mọi điển nghe trong hội trường la như nhau. Điều này tránh cho người nghe bị chói tai và nhức đầu khi nghe lâu.
- Hệ thống âm thanh có đủ micro : Micro để hát đủ các dải tần để thể hiện giọng hát , micro không dây cho phát biểu hội nghị có thể bắt xa tới cuối hội trường , micro để bục sân khấu , micro để bàn
- Hệ thống phải được thiết kế đồng bộ. Các thiết bị dễ dàng kết nối với nhau.
- Hệ thống đảm bảo việc dễ điều chỉnh tới mức tối đa
- Hệ thống thiết bị âm thanh được thiết kế thẩm mỹ
- Các thiết bị chịu được khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh ở miền Bắc
- Các thiết bị có độ bền cao.
4.2, Phân bổ kế hoạch và chi tiết công việc lắp đặt thi công
Việc phân bổ các thiết bị cần được nghiên cứu kỹ các thông số kỹ thuật. Việc phân bố các thiết bị hợp lý sẽ tránh được các rủi ro khách quan như: Việc phải kéo cáp đi xa, chồng chéo sẽ dẫn đến tình trạng tốn kém về cáp, nhân công, hệ thống không đảm bảo, kém an toàn vì tín hiệu âm thanh rất dễ bị suy hao, khuếch tán. Các thiết bị được phân bổ hợp lý không những tiết kiệm giá thành hệ thống mà còn thuận tiện trong việc quản lý, vận hành và nâng cấp hệ thống.
- Trong hệ thống âm thanh , vị trí các loa đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tiêu chí của việc tính toán lựa chọn vị trí, chủng loại, công suất loa dựa trên các yếu tố về kích thước phòng, sơ đồ bố trí, kết cấu hạ tầng, ngưỡng âm thanh (mức thanh áp tính bằng decibel – dB) đạt được cho từng vị trí nghe.
- Với yêu cầu trung tâm có độ ồn thực tế có thể lên đến 50-60 dB, để có chất lượng giọng nói tốt, từ nguồn âm (các loa) tới điểm xa nhất trong phòng là 75 dB
Kết luận:
Trên đây là những cơ sở để thiết kế thanh hội trường. Yếu tố của chủ đầu tư vẫn là quan trọng hơn cả. Nó quyết định những yếu tố còn lại. Vì vây, khi bạn muốn xây dựng một hệ thống âm thanh chất lượng. Hãy cung cấp cho nhà phân phối những tư liệu họ cần.